Nội dung bài 40

Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT
Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN XÃ

I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
1.      Khái niệm
Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian nhất định
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gấn bó với nhau như một thể thống nhất, do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
2. Ví dụ
Quần xã vườn trường, quần xã ao nuôi cá, quần xã vườn hoa…
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
1.Đặc trưng về thành phần loài
  Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
    Một quần xã có số lượng loài càng lớn và số lượng cá thể của loài càng cao thì càng ổn định.
-         Loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh.
+ Ví dụ: cây Cao su trong rừng Cao su, đước ở rừng ngập mặn…
+ Loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
+ Ví dụ: dừa sáp ở Vĩnh Long, cá cóc ở Tam Đảo…
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần thể
- Phân bố theo chiều thẳng đứng
VD: + Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.
       +  Phân bố trong ao nuôi: tầng mặt àtầng giữa à tầng đáy.
- Phân bố theo chiều ngang
VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi à sườn núi à chân núi.
       + Từ đất ven bờ biển à vùng ngập nước ven bờ à vùng khơi xa.
       + Phân bố ở thềm lục địa: gần bờ à vùng triều à ngoài khơi.
*Ý nghĩa:
Giảm bớt sự cạnh tranh.
Tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ môi trường sống.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1.      Các mối quan hệ sinh thái
Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất  không có hại cho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi  và bên kia là loại bị hại, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này khống chế số lượng cá thể của quần thể khác.
-   Ý nghĩa
+ Lí luận: Đảm bảo tính ổn định cho quần xã.
+ Thực tiễn: Trong nông nghiệp sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại cây trồng.



Nội dung bài 41

Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT
BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

I.    KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
1.  Ví dụ
Diến thế ở đầm nước nông.
2.  Khái niệm
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI
Nguyên nhân bên ngoài: do sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã như sự thay đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, núi lửa…
Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
          Nguyên nhân con người (vừa là nguyên nhân bên ngoài và cũng vừa là nguyên nhân bên trong) như: đốt rừng, san lấp hồ ao…
III. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có 1 quần xã sinh vật từng sống.
IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI
Nghiên cứu diễn thế có vai trò rất quan trọng:
- Giúp hiểu được  các quy luật phát triển trong quần  xã và dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ xuất hiện trong tương lai.
- Chủ động xay dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
VD: Biện pháp duy trì quần xã rừng tràm.
- Trồng cây ngập mặn ven biển, trồng cây ăn quả ở các vùng đồi trọc.


 Nội dung bài 42


Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT
BÀI 42: HỆ SINH THÁI

I.              KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI
1.   Khái niệm
     Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh.
2.   Ví dụ
     Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng…
3.   Dấu hiệu nhận biết
    Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
    Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh ® Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống.
Kích thước của 1 hệ sinh thái rất đa dạng.
II.  CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI
-  Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, xác sinh vật ...
- Thành phần hữu sinh (QXSV): bao gồm nhiều loài của quần xã sinh vật, tùy theo hình thức dinh dưỡng của từng  loài trong hệ sinh thái mà chúng được xếp thành 3 nhóm:
 + Sinh vật sản xuất: Sinh vật có khả năng sử dụng NLAS để tổng hợp nên chất hữu cơ.
 + Sinh vật tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV.
 + Sinh vật phân giải (VK, nấm ...): Có khả năng phân giải xác chết và chất thải à chất vô cơ

 III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT


Hệ sinh thái nhân tạo luôn được bổ sung nguồn vật chất - năng lượng và các biện pháp cải tạo.
VD: Hệ sinh thái nông nghiệp thường được bón thêm phân, tưới nước, diệt cỏ dại ... 



 Nội dung bài 43


Chương III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG
HỆ SINH THÁI

I.    TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẪN XÃ SINH VẬT
1.   Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, mỗi mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
VD: Chuỗi thức ăn trong  quần xã đồng ngô:
Cây ngô à sâu ăn ngô à nhái à rắn hổ mang à diều hâu à vsv phân giải.
Chuối thức ăn gồm 2 loại:
+ Chuối thức ăn mở đầu là sinh vật tự dưỡng à động vật ăn thực vật à động vật ăn thịt...
+ Chuỗi thức ăn mở đầu gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ à loài động vật ăn sinh vật phân giải à động vật ăn động vật…
2. Lưới thức ăn
Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần xã ruộng lúa có các loài SV: Lúa, rắn, chuột, cỏ, sâu, ếch, chim ăn sâu, vi sinh vật.
Các chuỗi thức ăn:
Lúa à chuột à rắn à VSV
Lúa à sâu à  chim ăn sâu
Lúa à  sâu à ếch à VSV
Lúa à sâu à ếch à rắn à VSV
Kết hợp các chuỗi thức ăn à lưới thức ăn.
3. Bậc dinh dưỡng
Trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
Các loại bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất) gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): đông vật ăn  sinh vật sản xuất.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2) gồm các động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 (loài ăn thịt).
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4,5...
+ Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
II. THÁP SINH THÁI
Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, mỗi hình có chiều cao bằng nhau, chiều dài khác nhau biểu thị cho độ lớn của mỗi bậc sinh dưỡng.
- Các loại tháp sinh thái (3 loại)
 + Tháp số lượng: xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối: xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị thể tích hay diện tích.
+ Tháp năng lượng: xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ  trên một đơn vị diện tích hay thể tích.


Nội dung bài 44

Chương III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ
SINH QUYỂN

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA
Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần  : tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...).
Vai trò: duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA
1. Chu trình cacbon
Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabonđiôxit (CO2), được  thực vật hấp thu thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ.
Cacbon trao đổi trong quần xã  thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Cacbon trở lại môi trường.
Cacbon trở lại môi trường vô cơ  qua quá trình hô hấp ở động vật, thực vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vsv, các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch (than đá, dầu lửa..).
Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên Trái Đất.
(Có thể cho HS ghi chép bằng chữ hoặc GV sơ đồ hóa chu trình cacbon cho HS.)
2. Chu trình nước
Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, phần lớn tích lũy trong đại dương, sông, suối, ao, hồ,…
Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng hơi nước do thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
Các biện pháp bảo vệ nguồn  nước:
- Bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, trồng cây xanh giảm lượng khí thải vào môi trường.
- Sử dụng hợp lí tiết kiệm nguồn nước sạch.
III. SINH QUYỂN
Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.
Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó.
+ Các khu sinh học chính trên cạn bao gồm đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới…
 + Các khu sinh học dưới nước bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.


Nội dung bài 45

Chương III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI

I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
1.  Phân bố năng lượng trên trái đất
Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất.
Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (chiếm 50% tổng lượng bức xạ) cho quang hợp.
         Quang hợp chỉ sử dụng  khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát.
Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. Vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
II. HIỆU SUẤT SINH THÁI
Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, chất thải…chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Gọi H (%) là hiệu suất sinh thái
Qn là năng lượng ở bậc dinh dưỡng cấp n
Qn+ 1 là bậc dinh dưỡng cấp n + 1
H(%) = Qn+ 1/Qn x 100%



Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © [E-LEARNING] SINH HỌC 12 - Lưu Thị Lâm Hồng - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -