Phân tích bài 41 - Diễn thế sinh thái
Cấu
trúc logic của bài
I. Khái niệm về diễn thế sinh thái
- Ví dụ
- Khái niệm
II. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
-
Nguyên nhân bên ngoài: tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên QX.
-
Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QXSV.
-
Nguyên nhân con người.
III. Các loại diễn thế sinh thái
1. Diễn thế nguyên sinh
- Khái niệm
|
- Các giai đoạn
+ Giai đoạn tiên phong
+ Giai đoạn giữa (giai đoạn hỗn hợp)
+ Giai đoạn cuối (giai đoạn cực đỉnh)
2. Diễn thế thứ sinh
-
Khái niệm
-
Các giai đoạn
+ Giai đoạn khởi đầu
+
Giai đoạn giữa
+
Giai đoạn cuối
IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
diễn thế sinh thái
|
Trọng
tâm bài
- Khái niệm diễn thế sinh thái, sự khác nhau giữa
các diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
- Nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong của
diễn thế.
Các
khái niệm có trong bài cùng định nghĩa
- Diễn thế sinh thái: là quá trình biến
đổi tuần tự của QX qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Diễn thế nguyên sinh: là
diễn thế khởi dầu từ môi trường chưa có sinh vật.
- Diễn thế thứ sinh: là
diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có QXSV sống.
- Loài ưu thế: là những loài đóng
góp vai trò quan trọng trong QX do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc
do hoạt động của chúng mạnh.
- Quần xã: là một tập hợp các quần
thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời
gian xác định.
- Nhân tố sinh thái: là tất cả những nhân
tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
Phương
pháp
Phương
pháp
|
Nội
dung
|
Phương pháp trực quan – SGK hỏi
đáp
GV:
Yêu cầu HS quan sát hình 41.2.Sơ đồ diễn thế ở đầm nước nông trình bày:
Đặc điểm của môi trường và thành
phần loài hình 41.2.A, 41.2.B, 41.2.C, 41.2.D, 41.2.E.
HS:
Hình
41.2.A
Chưa
có động - thực vật.
Ao
nước mới hình thành, nhiều nước, đáy ít mùn.
Hình
41.2.B
Thành
phần loài: rong, bèo, tảo, tôm, cá.
Nước
sâu, lượng mùn đáy tăng lên
Hình
41.2.C
Thành
phần loài: sen, súng, cá, ếch, rùa.
Nước
bớt sâu, đáy đầm bị nông dần.
Hình
41.2.D
Cỏ
lau, cây bụi, cò, lưỡng cư, chim.
Nước
cạn, ao trũng.
Hình
41.2.E
Cây
bụi, cây cỏ, ĐV đa số sống ở cạn.
Ao
nước thành vùng đất trên cạn.
GV:
Em có nhận xét gì về sự thay đổi về
thành phần sinh vật của QX qua các giai đoạn tương ứng với sự thay đổi của
môi trường?
HS:
Có sự biến đổi song song giữa QX sinh vật và môi trường.
GV:
Ở giai đoạn A, QX và môi trường, yếu tố
nào xuất hiện trước?
HS:
Môi trường xuất hiện trước.
GV:
Môi trường A bắt đầu có sinh vật tới sống, từ môi trường A sẽ tạo ra QX A. QX
A tác động lại lên môi trường A, làm biến đổi môi trường A thành môi trường
B. Môi trường B sau khi được hình thành, tác động lên QX A, làm biến đổi QX A
thành QX B.
→
Quá trình cứ tiếp diễn như thế cho đến khi hình thành QX tương đối ổn định
(E).
GV
cho HS xem sơ đồ tóm tắt về diễn thế sinh thái ở đầm nước nông. (Sơ đồ bên
dưới)
GV
chốt lại: Quá trình biến đổi từ QX A→B→C→D→E cùng với nó là sự thay đổi của
môi trường từ AàBàCàD, người ta gọi đó là diễn thế
sinh thái. Vậy thế nào là diễn thế sinh
thái?
GV:
Chúng ta đã đi xong khái niệm, vậy bây giờ chúng ta thử phân tích ví dụ sau :
GV:
HS quan sát hình 41.1: Quá trình diễn
thế sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn trải qua mấy giai đoạn?
Mô tả lại quá trình diễn thế sinh
thái hình thành rừng cây gỗ lớn qua các giai đoạn khác nhau.
3 giai đoạn: giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa, giai đoạn
cuối.
Giai đoạn khởi đầu: vùng đất hoang, chưa có sinh vật sinh
sống sau đó hình thành cỏ và một số trảng cỏ.
Giai đoạn giữa: xuất hiện nhiều cây bụi mọc xen lẫn với
cây gỗ nhỏ.
Giai đoạn cuối: rừng cây gỗ lớn với nhiều tầng cây.
GV:
Nếu HS không nêu được sự biến đổi môi trường thì hỏi thêm: Ở đây, diễn thế
sinh thái là sự biến đổi của các QX kèm theo đó là sự biến đổi của môi
trường, vậy ở đây môi trường biến đổi
như thế nào?
GV:
HS về nhà tìm hiểu điều kiện tự nhiên thay đổi như thế nào qua các giai đoạn.
GV:
Theo em QX ở giai đoạn cuối đã hoàn
toàn ổn định chưa?
HS:
QX cuối cùng không hoàn toàn ổn định, theo thời gian QX vẫn có sự biến đổi,
nhưng sự biến đổi đó diễn ra rất chậm chạp.
Phương pháp trực quan – SGK hỏi
đáp
GV:
Vậy nguyên nhân nào gây ra diễn thế
sinh thái?
Có
2 loại nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái: nguyên nhân bên trong và nguyên
nhân bên ngoài.
HS
xem clip 1 trả lời: Qua clip trên em
hãy cho biết nguyên nhân nào gây ra diễn thế
sinh thái?
HS:
Do cháy rừng, hạn hán.
GV:
Cháy rừng, lũ lụt, hạn hán…đều là những tác động của ngoại cảnh lên QX. Vậy theo em tác động của ngoại cảnh lên QX
là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài?
HS:
Nguyên nhân bên ngoài.
GV:
Vậy còn nguyên nhân bên trong là do
nhân tố nào gây nên?
Chúng
ta cùng tìm hiểu ví dụ sau:
Đất
hoang, khô cằn, chưa có động - thực vật → rêu, địa y phát triển làm phong hóa
đá,tích lũy bụi hạt tạo nên lớp thổ nhưỡng mỏng → trảng cỏ, cây bụi, chuột,
sóc đến cư trú → làm đất đai ngày màu
mỡ hơn, độ ẩm tăng → cây gỗ phát triển, ĐV phong phú.
à Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là gì?
HS:
Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX.
GV:
Tại sao nói trong diễn thế, nhóm loài
chiếm ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”?
HS:
Hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống → tạo
cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn → loài ưu thế mới (rêu
phát triển làm tăng độ phì và độ ẩm của đất → thuận lợi cho cỏ phát triển lấn
át rêu và trở thành loài thay thế).
GV:
Trong đoạn clip 1 ngoài nguyên nhân gây
ra diễn thế là cháy rừng, hạn hán còn có nguyên nhân nào gây ra diễn thế sinh
thái?
HS:
Do con người phá rừng nhưng cũng chính con người khôi phục lại rừng.
à Do các hoạt động khai thác, bảo
tồn của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
Con người là nguyên nhân bên trong
hay nguyên nhân bên ngoài gây ra diễn thế sinh thái?
GV:
Con người vừa là nguyên nhân bên trong vừa là nguyên nhân bên ngoài.
Hãy lấy ví dụ chứng minh điều
trên.
Phương pháp trực quan – SGK hỏi
đáp
GV:
Chúng ta vừa nghiên cứu diễn thế ở đầm nước nông: diễn thế này gồm có 3 giai
đoạn:
Giai
đoạn khởi đầu (hình A, B): đầm nước mới hình thành sau đó có 1 số sinh vật
đến sống hình thành QX.
Giai
đoạn giữa (hình C, D): QX biến đổi tuần tự thay thế nhau.
Giai
đoạn cuối (hình E): hình thành QX tương đối ổn định.
Chúng
ta sẽ cùng xét 1 diễn thế sinh thái khác cũng có 3 giai đoạn. HS quan sát
hình 41.3 cho biết sự khác nhau giữa diễn thế ở hình 41.2 và 41.3.
HS:
Diễn thế hình 41.2: giai đầu khởi đầu xảy ra ở môi trường
chưa có sinh vật, giai đoạn giữa gồm các QX thay thế lẫn nhau và giai đoạn
cuối hình thành một QX tương đối ổn định.
Diễn thế hình 41.3: giai đoạn khởi đầu đã có 1 QXSV từng
sống, giai đoạn giữa gồm các QX biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau, giai đoạn
cuối QX bị suy thoái.
Quá trình diễn thế ở hình 41.2 gọi là diễn thế nguyên sinh
và quá trình diễn thế ở hình 41.3 gọi là diễn thế thứ sinh.
Vậy thế nào là diễn thế nguyên
sinh, diễn thế thứ sinh?
HS:....
GV:
Hình 41.1 thuộc loại diễn thế sinh thái
nào? Tại sao?
HS:
Hình 41.1 thuộc diễn thế nguyên sinh vì xuất phát từ môi trường chưa có sinh
vật và cuối cùng hình thành QX tương đối ổn định.
Phương pháp SGK hỏi đáp
GV:
Để quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến QX
bị suy thoái của rừng lim không xảy ra, chúng ta có thể tác động vào giai
đoạn nào của quá trình diễn thế sinh thái và tác động như thế nào?
HS:
Tác động vào giai đoạn giữa. Tiến hành các biện pháp ngăn không cho tiếp tục
khai thác, chăm bón, hạn chế cháy rừng, xói mòn….
GV:
→
Nếu không có nghiên cứu về diễn thế thì chúng ta sẽ không biết diễn thế sẽ
xảy ra như thế nào để tác động hợp lý.
Vậy, nghiên cứu diễn thế sinh thái
để làm gì? Ví dụ minh họa.
Tuy
nhiên để hình thành lại rừng lim nguyên sinh diễn ra một cách chậm cháp, cần
thời gian rất lâu vì vậy cần khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Trong thực tế chúng ta thường thấy
diễn thế hình thành đồi trọc thường không thể khôi phục lại như cũ. Tại sao
lại như vậy?
HS:
Xói
mòn và rửa trôi gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến
sự axít hoá trong đất.
Việc
giữ nước trên đất dốc là một vấn đề khó khăn nên việc canh tác phải phụ thuộc
nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô.
Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi không thể
kiểm soát được trên đất dốc.
Công
việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và trồng cây cho hiệu quả kinh tế đòi
hỏi sự đầu tư cao hơn và kỹ thuật canh tác cũng cao hơn. Điều này mâu thuẫn
với trình độ, năng lực của cư dân địa phương.
GV:
Hiện nay QX ở môi trường nước cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai
thác không hợp lý. Hãy kể tên mốt số hình thức khai thác dẫn tới nguy cơ
nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt.
(Khai
thác thủy sản quá mức, đánh bắt thủy sản bằng bom, mìn, điện...)
GV:
Để khai thác và sử dụng rừng một cách
hợp lý hiện nay nhà nước có những chủ trương gì?
HS:
Khắc
phục những thiếu sót, yếu kém trong công tác bảo vệ rừng, đảm bảo kỷ cương
pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
Trồng
lại rừng mới, cải tạo rừng kém chất lượng bằng cách chặt trắng rồi trồng lại,
khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên, hoặc khoanh nuôi có trồng bổ sung cây lâm
nghiệp vào vùng rừng nghèo kiệt...
GV:
Hiện nay nhà nước có nhiều chủ trương để khôi phục lại rừng nhưng mô hình
đang được sử dụng nhiều nhất đó là giao đất cho người dân trồng rừng. Bên
cạnh những kết quả đạt được hiện nay chủ trương này cũng đang có 1 số bất
cập. Em hãy về tìm hiểu những thành quả đã đạt được và các vấn đề còn tồn tại
của chủ trương này.
Các khu rừng nguyên sinh ở nước ta đang được bảo
vệ rất nghiêm ngặt (rừng quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên ….), các em có biết
tại sao không?
Theo em, những khu rừng nguyên sinh có dễ dàng
hình thành được không?
|
I.
Khái niệm về diễn thế sinh thái
1. Ví dụ
Diến thế ở đầm nước nông.
2. Khái niệm
Diễn thế sinh thái là quá trình
biến đổi tuần tự của QX qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
II.
Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
Nguyên nhân bên ngoài: do sự tác động mạnh
mẽ của ngoại cảnh lên quần xã như sự thay đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, núi
lửa…
Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX.
Nguyên nhân con người (vừa là
nguyên nhân bên ngoài và cũng vừa là nguyên nhân bên trong) như: đốt rừng,
san lấp hồ ao…
III.
Các loại diễn thế sinh thái
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế
khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất
hiện ở môi trường đã có 1 QXSV từng sống.
IV.
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
Nghiên cứu diễn thế có vai trò rất quan trọng:
- Giúp hiểu được các quy luật phát triển trong QX và dự
đoán được các QX tồn tại trước đó và QX sẽ xuất hiện trong tương lai.
- Chủ động xay dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những
biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
VD: Biện pháp duy trì QX rừng tràm.
- Trồng cây ngập mặn ven biển, trồng cây ăn quả ở các vùng
đồi trọc.
|
Phân tích các thành phần kiến thức
trong hình, bảng biểu (xem hình ảnh trong bài giảng hoặc tài liệu tham khảo ở
đĩa CD)
Hình
2.8. Diễn thế sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn (hình 41.1 SGK)
Thề hiện kiến thức:
- Sự
thay đổi của QXSV và điều kiện tự nhiên qua các giai đoạn.
- Các
giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: Bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật, các
sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên QX tiên phong (giai đoạn tiên
phong), tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các QXSV biến đổi
tuần tự, thay thế lẫn nhau, giai đoạn cuối hình thành QX ổn định tương đối
(giai đoạn đỉnh cực).
Hình
2.9. Sơ đồ diễn thế ở đầm nước nông (hình 41.2 SGK)
Thê hiện kiến thức
- Sự
biến đổi QXSV và thay đổi điều kiện môi trường qua các giai đoạn dẫn đến diễn
thế sinh thái.
- Các
giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: Bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật, các
sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên QX tiên phong (giai đoạn tiên
phong), tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các QXSV biến đổi
tuần tự, thay thế lẫn nhau, giai đoạn cuối hình thành QX ổn định tương đối
(giai đoạn đỉnh cực).
Hình 2.10. Sơ đồ về quá
trình diễn thế thứ sinh dẫn đến QX bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng tỉnh Lạng
Sơn. (hình 41.3 SGK)
Phản
ánh diễn thế thứ sinh xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, Lạng Sơn, do khai thác bừa
bãi, từ rừng lim nguyên sinh bị chặt làm cho QX suy thoái dần và cuối cùng hình
thành trảng cỏ.
Xây
dựng bài tập giáo viên đổi mới phương pháp
- Sưu
tầm một số hình ảnh diễn thế sinh thái, clip về nguyên nhân của diễn thế sinh
thái.
- Xây
dựng một số kiến thức bổ sung liên hệ thực tế cho học sinh.
- Sưu
tầm và xây dựng một số bài tập và câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học.
Kĩ
năng và phương pháp rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua bài học
- Kĩ
năng quan sát, so sánh, phân tích hình ảnh.
- Kĩ
năng làm việc nhóm.
- Kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Kĩ
năng liên hệ thực tế.
SƠ ĐỒ TÓM TẮT VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
Ở ĐẦM NƯỚC NÔNG