Phân tích bài 42 - Hệ sinh thái

Cấu trúc logic của bài
I.     Khái niệm HST
1.      Khái niệm
2.   Dấu hiệu nhận biết HST
II. Các thành phần cấu trúc của HST
- Thành phần vô sinh (sinh cảnh)
- Thành phần hữu sinh (QXSV)
+ SVSX
+ SVTT
+ Sinh vật phân giải
III. Các kiểu HST chủ yếu trên trái đất
1. Các HST tự nhiên
- Các HST trên cạn
- Các HST dưới nước
+ Nước mặn: nước lợ, vùng biển khơi.
+ Nước ngọt: nước đứng, nước chảy.
2. Các HST nhân tạo

Trọng tâm bài
-   Khái niệm về HST và các thành phần của một HST.
-   Phân biệt HST tự nhiên và HST nhân tạo.
Các khái niệm có trong bài cùng định nghĩa
-       HST: là một hệ thống sinh học gồm QX và sinh cảnh. Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ có các tác động qua lại đó mà HST là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
-       SVSX: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
-       SVTT: gồm các ĐV ăn TV và ĐV ăn ĐV.
-       Sinh vật phân giải: là các sinh vật phân giải xác chết và chất thải của sinh vật khác thành các chất vô cơ.
Phương pháp
Phương pháp
Nội dung
Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 42.1 và trả lời câu hỏi:
Nêu các thành phần chủ yếu của 1 HST?
Mũi tên vàng và đỏ là gì?
(Mối quan hệ giữa các thành phần)
Các thành phần trong HST có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 (Mối quan hệ vật chất và năng lượng)
QXSV tồn tại và phát triển được dựa vào những điều kiện nào?
 HS: Ánh sáng, khí hậu, nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, đất, nước, xác sinh vật…
GV: Tập hợp các yếu tố vô sinh kể trên tác động lên QXSV gọi là sinh cảnh (GV nhấn mạnh cho HS hiểu được khái niệm sinh cảnh).
Hình 42.1 biểu thị mối quan hệ giữa các thành phần của một HST, vậy HST là gì?
HS nghiên cứu SGK và hình 42.1 để trả lời.
Hãy lấy ví dụ 1 HST ở địa phương?
HS liên hệ thực tế trả lời.

GV lấy ví dụ:
HST to: Trái Đất
HST nhỏ: giọt nước
Kích thước không quan trọng, vậy dấu hiệu nhận biết để làm thành 1 HST là gì?
HS nghiên cứu SGK trả lời.



Quần thể à QX à HST (mỗi hệ là một cấp độ tổ chức sống)
Tại sao nói HST biểu hiện chức năng của tổ chức sống?
(HST biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ QX và giữa QX với sinh cảnh  của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” – tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong HST thực hiện và quá trình “dị hóa” – phân giải chất hữu cơ do các sinh vật thực hiện.)
GV cho HS xem một số hình ảnh về HST như một giọt nước ao, một bể cá cảnh, một cánh rừng hay Trái Đất. Yêu cầu HS:
Nhận xét về kích thước của HST?
HS xem hình ảnh và trả lời câu hỏi.
Như vậy, HST rất đa dạng, một giọt nước cũng có thể là HST, nhưng có phải bất kì giọt nước nào cũng là HST không? Vì sao?
(Không phải bất kì giọt nước nào cũng là HST, HST là một cấu trúc sinh học hoàn thiện…).
Chuyển ý:
Để thỏa mãn là một HST thì các thành phần trong hệ phải tương tác với nhau, chúng gồm những thành phần nào, chúng có mối quan hệ gì với nhau, chúng ta qua phần II. Các thành phần cấu trúc của HST.
Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp.
Quan sát hình 42.1, xét cấu trúc HST gồm mấy thành phần? Đó là những thành phần nào?
(2 thành phần: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh).

Dựa vào hình thức dinh dưỡng của từng loài trong QX, người ta chia sinh vật thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
(3 nhóm: SVSX, SVTT, sinh vật phân giải).
Thế nào SVSX, SVTT, sinh vật phân giải? Kể tên đại diện của mỗi nhóm.
HS trao đổi nêu khái niệm từng nhóm sinh vật và cho ví dụ.
Quan sát hình 42.1, chỉ ra đâu là SVSX, SVTT, sinh vật phân giải?
HS quan sát hình 42.1 để trả lời.
GV: Hai bàn là một nhóm, hãy phân tích các thành phần HST rừng ngập mặn Cần Giờ .
Nhân tố nào là nhân tố vô sinh?
Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh?
Một nhóm đứng lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét.
(Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ngập triều, nồng độ muối, gió, đất…; nhân tố hữu sinh: chim, cá thòi lòi, đước, mắm, cóc trắng…)
Chuyển ý:
HST vô cùng đa dạng từ những hệ nhỏ như giọt nước cho đến rộng lớn như HST Trái Đất. Vậy dựa vào nguồn gốc, người ta đã chia HST thành những dạng nào, chúng ta qua phần III. Các kiểu HST chủ yếu trên Trái Đất.
Phương pháp làm nhóm – báo cáo.
GV: Ở mỗi nơi trên Trái Đất có những HST rất khác nhau.
Vậy có những kiểu HST nào trên Trái Đất?
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hãy sơ đồ hóa các HST trên Trái Đất, mỗi loại lấy ví dụ về HST ở gần với địa phương mà em biết, tiến hành trong thời gian 5 phút.
Hai nhóm cử đại diện lên bảng sơ đồ hóa, hai nhóm còn lại nhận xét.
GV nhận xét sơ đồ các HST và ví dụ HS trình bày.

Hãy trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 189: Hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái nhân tạo và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
(Ví dụ: HST đồng lúa, HST rừng trồng…)
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng HST: biện pháp canh tác nâng cao năng suất lúa, trồng rừng xen lẫn cây công nghiệp, cây nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng…)
Con người đã tác động như thế nào lên các HST trên Trái Đất? Và chiều hướng diễn biến của các HST ngày nay như thế nào?
Trả lời theo hiểu biết, suy nghĩ  liên hệ thực tế và kết hợp SGK.
Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường trên Trái Đất này?
Nhấn mạnh ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
HS: Tự nêu ra các biên pháp của cá nhân
Phải biết sử dụng,  khai thác và cải tạo  một cách hợp lí  nguồn tài nguyên thiên nhiên.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     
I. Khái niệm hệ sinh thái



















1.   Khái niệm
HST bao gồm QXSV và sinh cảnh.



Ví dụ
HST ao hồ, đồng ruộng, rừng…
2.   Dấu hiệu nhận biết



HST là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Trong HST, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ QX và giữa QX với sinh cảnh ® HST biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống.



















Kích thước của 1 HST rất đa dạng.

















II.      Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
-     Thành phần vô sinh (sinh cảnh): Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, xác sinh vật ...
-     Thành phần hữu sinh (QXSV): bao gồm nhiều loài của QXSV, tùy theo hình thức dinh dưỡng của từng  loài trong HST mà chúng được xếp thành 3 nhóm:
 + SVSX: Sinh vật có khả năng sử dụng NLAS để tổng hợp nên chất hữu cơ.
 + SVTT: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV.
 + Sinh vật phân giải (VK, nấm ...): Có khả năng phân giải xác chết và chất thải ® chất vô cơ.



























III.  Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất











HST nhân tạo luôn được bổ sung nguồn vật chất - năng lượng và các biện pháp cải tạo.
VD: HST nông nghiệp thường được bón thêm phân, tưới nước, diệt cỏ dại ...                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   
Phân tích các thành phần kiến thức trong hình, bảng biểu (xem thêm hình ảnh trong bài giảng hoặc tài liệu tham khảo ở đĩa CD)
Hình 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một HST (hình 42.1 SGK)
Thể hiện kiến thức:
+ Khái niệm HST
+ Các thành phần cấu trúc của HST
+ Chuỗi thức ăn.
+ Bậc dinh dưỡng
+ Trao đổi chất trong QXSV: thể hiện ở mũi tên giữa sinh vật trước và sau.
+ Dòng vật chất trao đổi giữa sinh cảnh và QXSV.
+ Dòng năng lượng đi vào, thất thoát…
+ Mũi tên màu vàng và màu đỏ: biểu thị trao đổi vật chất và năng lượng.
Hình 3.2. HST rừng mưa nhiệt đới: Minh họa cho HST rừng mưa nhiệt đới. (hình 42.2 SGK)
Hình 3.3. Các HST nhân tạo (hình 42.3 SGK): đồng ngô, rừng trồng ven biển
Xây dựng bài tập giáo viên đổi mới phương pháp
-       Sưu tầm một số hình ảnh về HST.
-       Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học.
Kĩ năng và phương pháp rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua bài học
-       Kỹ năng quan sát, khái quát hóa kiến thức.
-       Kỹ năng hoạt động nhóm.
-       Kỹ năng phân tích, tổng hợp.
-       Kỹ năng liên hệ thực tế.
-       Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để trình bày.

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © [E-LEARNING] SINH HỌC 12 - Lưu Thị Lâm Hồng - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -