Phân tích bài 43 - Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Cấu trúc logic của bài
I. Trao đổi vật chất trong QXSV
1. Chuỗi thức ăn
- Khái niệm
- Ví dụ
- Các loại chuỗi thức ăn
2. Lưới thức ăn
- Khái niệm
- Ví dụ
3. Bậc dinh dưỡng
- Khái niệm
- Các loại bậc dinh dưỡng
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3,4,5
+ Bậc cuối cùng
II. Tháp sinh thái
- Khái niệm
- Phân loại
+ Tháp số lượng
+ Sinh khối
+ Năng lượng
Trọng tâm bài
- Khái niệm về chuỗi và lưới thức ăn. Phân biệt 2 loại chuỗi thức ăn.
- Khái niệm về bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái.
Các khái niệm có trong bài cùng định nghĩa
-  Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, mỗi mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
-  Lưới thức ăn: gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
-  Bậc dinh dưỡng: trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
-  Tháp sinh thái: gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, mỗi hình có chiều cao bằng nhau, chiều dài khác nhau biểu thị cho độ lớn của mỗi bậc sinh dưỡng.
Phương pháp
Phương pháp
Nội dung
Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp
1.      Chuỗi thức ăn
Quan sát hình 42.1, viết lại các mối quan hệ theo chiều mũi tên.
(Cỏ-> thỏ -> hổ -> VSV phân giải)
GV: Đây gọi là chuỗi thức ăn.
Nghiên cứu SGK, thế nào là chuỗi thức ăn? Lấy ví dụ minh họa.





Cho HS quan sát 2 hình ảnh về 2 loại chuỗi thức ăn khác nhau về sinh vật mở đầu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
Có mấy loại chuỗi thức ăn?
Dựa trên tiêu chí nào để chia thành 2 loại chuỗi thức ăn?
(Dựa vào sinh vật bắt đầu.)

2. Lưới thức ăn
Hình 42.1, có phải chỉ có con thỏ ăn cỏ hay không? Chỉ có con hổ ăn con thỏ không? Sinh vật phân giải có phải chỉ phân giải con hổ và con thỏ không?
GV: Giữa các sinh vật không chỉ là mối quan hệ đơn lẻ mà là mối quan hệ chồng chéo tạo thành lưới thức ăn.
Nghiên cứu SGK, thế nào là lưới thức ăn?







Quan sát hình 43.1, trong lưới thức ăn này, mắt xích nào mất đi ảnh hưởng quan trọng? (Khi mất đi sẽ ảnh hưởng đến mất cân bằng sinh thái.)
GV giới thiệu cho HS lưới thức ăn trong QXSV dưới nước và đưa ra kết luận: QXSV càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong QX càng phức tạp.
Cho HS xem clip về lưới thức ăn và GV chuyển ý qua phần mới.
3. Bậc dinh dưỡng
Nghiên cứu SGK, thế nào là bậc dinh dưỡng?

Quan sát hình 43.2, ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho chữ các a, b, c… trong hình.
Bậc dinh dưỡng cấp 1, 2, 3, 4 là những loại sinh vật nào?
Quan sát hình 42.1, xác định bậc dinh dưỡng của các đối tượng?




Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp
Trong hình 42.1, con thỏ có ăn hết cỏ trong rừng không? Con hổ có ăn hết thỏ không?
Như vậy, để biểu thị cho giá trị hấp thu các bậc dinh dưỡng người ta đã hình thành nên các tháp sinh thái.
Tháp sinh thái là gì?



GV: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, 2 nhóm tìm hiểu về một loại tháp sinh thái, trình bày về những vấn đề sau:
-  Mục đích xây dựng
-  Khái niệm
-  Ưu, nhược điểm
HS: Đại diện 3 nhóm ngẫu nhiên trả lời. Ba nhóm còn lại nhận xét.
Đáp án hoạt động nhóm:
-  Thống kê về mặt số lượng của sinh vật à tháp số lượng.
 (Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác.)
-  Thống kê về mặt sinh khối à tháp sinh khối.
 (Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh thái có giá trị cao hơn tháp số lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: thành phần hóa học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau. Tháp sinh khối không chú ý đến yếu tố thời gian trong việc tích lũy sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.)
-  Để khắc phục nhược điểm của tháp kia, người ta đưa ra tháp năng lượng.
 (Nhược điểm: mất nhiều công sức, khó thực hiện, thời gian dài.)
I.     Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
1.    Chuỗi thức ăn



Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, mỗi mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
VD: Chuỗi thức ăn trong QX đồng ngô:
Cây ngô à sâu ăn ngô à nhái à rắn hổ mang à diều hâu à VSV phân giải.




Chuối thức ăn gồm 2 loại:
+ Chuối thức ăn mở đầu là sinh vật tự dưỡng à ĐV ăn TV à ĐV ăn thịt...
+ Chuỗi thức ăn mở đầu gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ à loài ĐV ăn sinh vật phân giải à ĐV ăn ĐV…
2. Lưới thức ăn







Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: QX ruộng lúa có các loài sinh vật: Lúa, rắn, chuột, cỏ, sâu, ếch, chim ăn sâu, VSV.
Các chuỗi thức ăn:
Lúa à chuột à rắn à VSV
Lúa à sâu à  chim ăn sâu
Lúa à  sâu à ếch à VSV
Lúa à sâu à ếch à rắn à VSV
Kết hợp các chuỗi thức ăn à lưới thức ăn.













3. Bậc dinh dưỡng
Trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.



Các loại bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (SVSX) gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (SVTT bậc 1):  ĐV ăn SVSX.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 (SVTT bậc 2) gồm các ĐV ăn SVTT bậc 1 (loài ăn thịt).
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5...
+ Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
II. Tháp sinh thái







Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, mỗi hình có chiều cao bằng nhau, chiều dài khác nhau biểu thị cho độ lớn của mỗi bậc sinh dưỡng.
- Các loại tháp sinh thái (3 loại)








 + Tháp số lượng: xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.







+ Tháp sinh khối: xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị thể tích hay diện tích.













+ Tháp năng lượng: xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ  trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Phân tích các thành phần kiến thức trong hình, bảng biểu (xem thêm hình ảnh trong bài giảng hoặc tài liệu tham khảo ở đĩa CD)
Hình 3.4. Một lưới thức ăn trong HST rừng (hình 43.1 SGK)
Thể hiện: một lưới thức ăn minh họa trong HST rừng.
Hình 3.5. Các bậc dinh dưỡng của một QXSV (A) và ví dụ về bậc dinh dưỡng của một QXSV ở biển (B) (hình 43.2 SGK)
Thể hiện kiến thức:
+ Hình A: Các bậc dinh dưỡng của một QXSV.
+ Hình B: Ví dụ về bậc dinh dưỡng của một QXSV ở biển.
Hình 3.6. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a); tháp sinh khối (b); tháp năng lượng (c) (hình 43.3 SGK)
Thể hiện kiến thức:
+ Hình a: hình dạng của tháp số lượng.
+ Hình b: hình dạng của tháp sinh khối.
+ Hình c: hình dạng của tháp năng lượng.
Xây dựng bài tập giáo viên đổi mới phương pháp
Sưu tầm một số chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên để minh họa cho bài dạy.
Kĩ năng và phương pháp rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua bài học
-  Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình ảnh.
-  Kĩ năng làm việc nhóm.
-  Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
-  Kĩ năng liên hệ thực tế.
Tài liệu tham khảo
-  Vũ Trung Tạng, Cơ sở Sinh thái học, NXB Giáo dục.
-  Nguyễn Thành Đạt, Sinh học 12 sách giáo viên, NXB Giáo dục.

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © [E-LEARNING] SINH HỌC 12 - Lưu Thị Lâm Hồng - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -